Tìm Hiểu Về Bột Thạch Cao

Địa chỉ: vunguyen838383@gmail.com

Tìm Hiểu Về Bột Thạch Cao
Ngày đăng: 3 tháng trước

I. Bột thạch cao có mấy loại.

Bột thạch cao có nhiều loại, và nhiều ứng dụng khác nhau. Để phân loại bột thạch cao, người ta phân như sau:

1. Phân loại bột thạch cao theo nguồn gốc địa lý.

Bột thạch cao là nguyên liệu phổ biến trên toàn thế giới. Bột được tạo ra chủ yếu từ đá thạch cao được khai thác từ các mỏ thạch cao tự nhiên. Mỏ thạch cao được tìm thấy trên khắp thế giới, và chất lượng của mỏ thạch cao có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm đặc điểm địa chất và điều kiện hình thành. Chính vì vậy, theo nguồn gốc, bột thạch cao được phân loại thành bột thạch cao trong nước và bột thach cao nhập khẩu

1.1. Bột thạch cao trong nước.

Là bột thạch cao được sản xuất trong nước ở các khâu nung, nghiền, đóng gói. Nguyên liệu là đá thạch cao thường vẫn được các đơn vị nhập khẩu từ nhiều nguồn nước ngoài vì lý do chất lượng mỏ thạch cao của Việt nam không tốt, nhiễm nhiều tạp chất, khai thác thủ công nên giá thành không cạnh trành. Một số đơn vị, khu vực thường sản xuất thạch cao trong nước gồm có:

1.1.1. Bột thạch cao Bát Tràng.

Bát tràng là một trong những làng nghề gốm sứ truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Trải qua hàn trăm năm phát triển, chuỗi cung ứng làng nghề ngày càng hoàn thiện. Nhiều hộ gia đình nhập nguyên liệu đá thạch cao từ các nơi như Lào, Trung quốc về để nung nghiền và cung cấp cho làng nghề, dần hình thành thương hiệu chung là bột thạch cao Bát Tràng.

Bột thạch cao Bát Tràng được sản xuất chủ yếu bởi các hộ gia đình, máy móc công nghệ đơn giản nên chất lượng bột không được quy chuẩn tốt, chất lượng không đồng đều, tuy nhiên vẫn cơ bản đáp ứng tốt cho như cầu tại chỗ của làng nghề.

1.1.2. Bột thạch cao Vilaco.

Bột thạc cao ViLaco là bột thạch cao được sản xuất bởi Vilaco với nhà máy được đầu tư bài bản tại Việt Nam, chính vì vậy chất lượng sản phẩm tương đối đồng đều. Độ trắng, độ mịn tốt, thời gian đông kết ổn định. Bột thạch cao Vilaco đáp ứng tốt cho thị trường miền bắc và miền trung do chi phí vận chuyển từ nhà máy tới 2 thị trường này khá tốt, phù hợp với mặt bằng giá trên thị trường bột.

1.1.3. Bột thạch cao Nam Hồng

1.1.4. Bột thạch cao Vĩnh Hưng

Bột thạch cao Nam Hồng và Bột thạch cao Vĩnh Hưng là nhưng cơ sở tư nhân nằm ở khu vực phía nam Việt Nam nguồn nguyên liệu chính được nhập khẩu từ Lào, Thái lan. Cũng giống như bột thạch cao Bát Tràng, Bột thạch cao Nam Hồng và Vĩnh Hưng có thành phẩm, giá thành phải chăng, độ mịn, thời gian đông kết theo yêu cầu, nhưng nhược điểm là chất lượng lại không hoàn toàn đồng đều.

1.2. Báo giá bột thạch cao nhập khẩu.

Bột thạch cao nhập khẩu là loại bột thạch cao được sản xuất ở nước ngoài, nguồn gốc vật liệu cũng ở nước ngoài. Được các đơn vị nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Bột thạch cao nhập khẩu bán tại thị trường Việt nam thường có chất lượng vượt trội về độ trắng, độ mịn, độ ổn định về các yếu tố cơ lý, hóa học, thời gian đông kết. Bột thạch cao nhập khẩu phổ biến có các thương hiệu sau:

1.2.1. Bột thạch cao Lào

Bột thạch cao Lào được khai thác và sản xuất tại Lào. Bột Lào có sản lượng thấp, do hạn chế về quy mô và công nghệ khai thác… Bột thạch cao Lào có nhiều chất lượng khác nhau do phụ thuộc vào chất lượng mỏ thạch cao. Bột thạch cao phổ biến tại Lào thường có độ trắng sáng kém hơn so với bột thach cao của các nước khác, tuy nhiên Bột thạch cao Lào lại có lợi thế về giá tại thị trường Việt Nam.

1.2.2. Bột thạch cao Thái Lan.

Bột thạch cao Thái Lan có chất lượng tốt hơn so với bột của Lào về độ trắng, tuy nhiên Bột Thái Lan lại có giá thành cao hơn bột Lào, thời gian cung cấp hàng lâu hơn. Đặc biệt do khoảng cách lớn nên bột Thái không có lợi thế về giá tại thị trường phía Bắc.

1.2.4. Bột thạch cao Oman.

Cũng như Iran, Oman là đất nước có trữ lượng thạch cao lớn tại khu vực Trung Đông. Chất lượng bột thạch cao Oman kém hơn so với Iran về độ trắng. Bột Oman linh hoạt hơn về khả năng cung ứng và vận chuyển.

1.2.5. Bột thạch cao Ấn Độ.

Những năm gần đây, bột thạch cao Ấn độ ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm. Ấn độ là đất nước tỷ dân, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ khai thác vẫn còn lạc hậu, nên chất lượng sản phẩm vẫn chưa đồng đều và có nhiều điều cần lưu ý. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi công nghệ khai thác và sản xuất được nâng cấp, hy vọng bột thạch cao Ấn độ sẽ được cải thiện và trở thành đối thủ nặng ký với các tên tuổi khác.

1.2.6. Bột thạch cao Trung Quốc

Nhắc tới Bột thạch cao Trung Quốc là người ta nghĩ tới loại bột trắng có giá thành rẻ. Trung quốc là quốc gia có nền thương mại và hệ thống hỗ trợ thương mại vô cùng tốt. Các khâu tìm hiểu thị trường, chào hàng, vận chuyển, hạ giá, chiếm lĩnh thị trường được thực hiện vô cùng nhanh gòn và bài bản. Giá thành rẻ khó cưỡng.

Tuy nhiên nhược điểm chí mạng của bột thạch cao Trung Quốc vẫn là chất lượng không ổn định. Các thông số kỹ thuật giữa các lô hàng trước và sau không đồng nhất. Bột thường xuyên bị đông và vón cục khi còn ở trong bao. Điều này gây nhiều phiền toái cho cả người sử dụng đầu cuối và cả bên cung cấp dịch vụ. Để kiểm soát tốt chất lượng bột thạch cao Trung Quốc đòi hỏi đơn vị cung ứng phải bám rất sát công việc, theo dõi, test kiểm trong từng khâu.

2. Phân loại theo nguồn gốc nguyên liệu.

Theo nguồn gốc nguyên liệu chế tạo, bột thạch cao trên thị trường có 2 loại chính là bột thạch cao được chế tạo từ nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo.

2.1. Bột thạch cao tự nhiên

Bột thạch cao tư nhiên là bột thạch cao được sản xuất bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên. Đá thạch cao được khai thác từ các mỏ ngoài tự nhiên. Thạch cao tự nhiên dưới dạng tinh thể trong các môi trường đặc biệt như các hệ thống hang động, hồ nước mặn, hoặc nơi có sự chuyển động của nước.

Dưới tác động của áp suất và nhiệt độ, gypsum trải qua quá trình chuyển hóa thành calcium sulfate hemihydrate…Quá trình này kéo dài hàng triệu năm, với các điều kiện phù hợp dần tạo ra thạch cao gọi là thạch cao tự nhiên.

2.2. Bột thạch cao nhân tạo

Thạch cao nhân tạo là sản phẩm thạch cao được tạo ra từ các nguồn nguyên liệu không tự nhiên hoặc qua các quy trình sản xuất công nghiệp. Đối với thạch cao, nó thường là kết quả của quy trình sản xuất có sự can thiệp của con người để tạo ra sản phẩm có chất lượng và tính chất đặc biệt. Thực tế thạch cao nhân tạo thường là sản phẩm sau khi được tẩy rửa, trung hòa axit từ nguồn bã thải của quá trình sản xuất phân bón.

3. Phân loại theo ứng dụng các ngành nghề

Cùng với sự phát triển của xã hội, Các ngành nghề cũng phát triển đồng bộ, kéo theo đó là nguyên vật liệu sản xuất phục vụ cho ngành nghề đó. Từ đó bột thạch cao cũng được phân loại dựa theo từng nhóm ngành nghề cụ thể.

3.1. Bột thạch cao dùng trong công nghiệp

Trong công nghiệp, bột thạch cao ứng dụng trong các ngành: cơ khí, đúc chi tiết, hóa chất, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác.

3.2. Bột thạch cao dùng trong nông nghiệp

Trong nông nghiệp, bột này dùng cải tạo đất, phân bón…

3.3. Bột thạch cao dùng trong xây dựng

Trong xây dựng, bột này dùng làm tấm thạch cao, chống cháy, vật liệu xây dựng, phào chỉ, hoa văn…

3.4. Bột thạch cao dùng trong y tế

Trong y tế, bột này dùng làm răng, xương, bó bột…

3.5. Bột thạch cao dùng trong thực phẩm

Trong chế biến thực phẩm, bột gypsum dùng làm các phụ gia giúp thực phẩm đông kết, duy trì độ cứng.

3.6. Bột thạch cao dùng trong nghệ thuật

Trong nghệ thuật, Bột này ứng dụng làm tượng, hoa văn, phù điêu và các tác phẩm nghệ thuật.

3.7. Bột thạch cao chịu nhiệt

Bột thạch cao chịu nhiệt dùng trong đúc khuôn kim loại, kim hoàn, đúc đồng, nhựa…

4. Phân loại theo các ứng dụng cụ thể

4.1. Bột thạch cao làm bột bả bột trét

Bột loại trắng, mịn thường được sử dụng để sản xuất bột bả tường trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bề mặt bả tường. Người ta thường dùng bột gypsum kết hợp bột đá, vôi và các phụ gia. Hỗn hợp được trộn theo tỷ lệ hợp lý để tạo bột bả ứng dụng trong xây dựng nhà cửa.

4.2. Bột thạch cao làm tượng

Tượng thạch cao là đồ vật trang trí thường thấy trong các không gian nội thất. Tượng thạch cao cũng thường xuyên được bắt gặp trong môi trường đào tạo về mỹ thuật và kiến trúc.

4.3. Bột thạch cao làm lợn đất

Lợn đất là đồ vật cũng thường xuyên được bắt gặp trong các gia đình, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ. Bột thạch cao sử dụng làm lợn đất có chất lượng thẩm mỹ tốt, thi công nhanh, hiệu quả kinh tế cao.

4.4. Bột thạch cao đổ khuôn

Trong ngành gốm sứ, thiết bị vệ sinh như chậu rửa, bồn tắm, xí bệt… việc tạo khuôn mẫu bằng bột thạch cao mang lại hiệu quả kinh tế tốt, phương pháp triển khai đơn giản…

4.5. Bột thạch cao kim hoàn

Kim hoàn hay đúc chi tiết bằng kim loại không thể thiếu bột thạch cao chịu nhiệt. Sản phẩm có độ sắc nét cao, họa tiết tinh tế. Bột thạch cao chịu nhiệt ngày càng được ứng dụng do xu hướng công nghiệp phát triển.

4.6. Bột thạch cao làm phấn

Từ xưa, bột thạch cao, vôi… đã được ứng dụng làm phấn viết bảng nhờ mầu trắng thuần khiết và tính an toàn, không độc hại cho người dùng.

4.7. Bột thạch cao làm xi măng

Bột thạch cao thường được ứng dụng làm phụ gia trong quá trình sản xuất xi măng. Giúp tăng cường độ bền, Bột có thể được thêm vào quá trình sản xuất xi măng để tăng cường độ bền của sản phẩm cuối cùng. Canxi sulfate, một thành phần chính của thạch cao, có thể tạo ra các hợp chất cường độ bền khi kết hợp với xi măng. Ngoài ra bột thạch cao giúp điều chỉnh thời gian đông đặc và tăng cường khả năng chống nứt, giảm độ ẩm.

4.8. Bột thạch cao sản xuất tấm thạch cao

Quá trình sản xuất tấm thạch cao bao gồm nhiều bước khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng với đặc tính cách âm, cách nhiệt và tính thẩm mỹ. Trong sản xuất tấm thạch cao, bột gypsum là thành phần chính tạo ra cấu trúc chính của tấm thạch cao. Sợi giấy hoặc sợi cellulose thường được thêm vào để cải thiện tính đàn hồi và độ mạnh của tấm.

Ngoài ra có thêm chất phụ gia, các chất này có thể bao gồm chất chống nấm mốc, chất chống cháy, và các phụ gia khác tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của sản phẩm.

4.9. Bột thạch cao chống cháy

Bột thạch cao thường được sử dụng làm một trong những thành phần chính trong các sản phẩm chống cháy, bao gồm cả vật liệu xây dựng và sản phẩm chống cháy khác. Bột gypsum là chất chống cháy trực tiếp, do chủ yếu chứa canxi sulfate, và khi nung chảy ở nhiệt độ cao, nó giải phóng nước. Quá trình này tạo ra một lớp bảo vệ chống lại lửa, đồng thời hấp thụ nhiệt độ, giúp ngăn chặn sự truyền nhiệt từ lửa sang vật liệu khác.

Ngoài ra, bột thường được ứng dụng làm các vật liệu xây dựng như tấm thạch cao, sợi thạch cao, hoặc sơn chống cháy để cung cấp khả năng chống cháy. Bột gypsum có khả năng chịu nhiệt độ cao mà không phát ra khí độc hại. Do đó, khi sử dụng trong các ứng dụng chống cháy, nó giúp giảm khả năng lan truyền của lửa và bảo vệ cấu trúc.

4.10. Bột thạch cao làm vữa chống cháy

Nhờ tính chống cháy nên bột thạch cao còn được sử dụng làm vữa chống cháy, người ra trộn vữa gypsum và đắp trực tiếp lên bề mặt cần chống cháy.

4.11. Bột thạch cao làm phào chỉ thủ công

Bột thạch cao cũng có thể được sử dụng để làm phào chỉ, một loại vật liệu trang trí được áp dụng lên cạnh và góc của tường để tạo ra đường biên mỹ thuật. Nguyên liệu chính là bột thạch cao để tạo phào chỉ, ngoài ra có thêm sơ sợi đay hoặc sợi thủy tinh để tăng cường độ bền cho phào. Dụng cụ làm gồm có dụng cụ trộn thủ công và khuôn mẫu phào chỉ thủ công. Toàn bộ công đoạn thực hiện bằng thủ công.

4.12. Bột thạch cao làm phào máy

Bột thạch cao làm phào chỉ bằng máy thường có độ đông kết nhanh hơn do thao tác của máy làm nhanh hơn. Ngoài ra các nguyên liệu phụ cũng giống như đối với làm phào thủ công, nguyên liệu cũng gồm sơ sợi được đóng theo lô (dạng cuộn) để thích hợp cho máy móc. Dụng cụ làm chủ yếu là máy móc đảm nhiệm từ các khâu trộn, đổ khuôn, lắc, rỡ khuôn…

Mua bột thạch cao ở đâu chất lượng?

Sơn Nam là nhà phân phối bột thạch cao lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực khai thác và sản xuất các sản phẩm bột. Hơn 30 đối tác xuất nhập khẩu bột trong và ngoài nước. Để có được sản phẩm bột tốt nhất với giá thành cạnh tranh, bạn vui lòng liên hệ Hotline. Chúng tôi tư vấn 24/7.

0
Zalo
Hotline